Sô Minh Linh (học sinh lớp 8B của trường) chia sẻ: "Từ khi mới vào trường,ữngtiếthọcthúvịBiểudiễnnhạchiệnđạibằngcồngchiêonluyen vn em đã được thầy dạy cách đánh cồng chiêng. Sau 2 năm, em không chỉ đánh được các bài cồng chiêng trong những lễ hội ở địa phương mà còn có thể sử dụng bộ nhạc cụ này để chơi các bản nhạc hiện đại. Tham gia tiết học âm nhạc địa phương luôn làm chúng em hào hứng và thích thú".
Bá Thanh Quang (học sinh lớp 8B) cho hay: "Trước đây, nhìn các già làng, người lớn tuổi đánh cồng, đánh chiêng, em rất tò mò và ngưỡng mộ. Khi đi học, được thầy giáo chỉ dạy, lại được các già làng đến trực tiếp hướng dẫn, truyền dạy cách đánh cồng chiêng, em vô cùng tự hào, xúc động. Bây giờ em có thể tự tin tham gia đội cồng chiêng cùng những người lớn trong buôn".
Theo thầy Nguyễn Hữu Thiện, người trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy môn âm nhạc địa phương của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú H.Sơn Hòa, sau nhiều năm đào tạo, phần nhiều nam sinh từ lớp 7 - 9 đều có thể đánh cồng chiêng một cách tự tin, thuần thục, có thể phục vụ trong các lễ hội ở cộng đồng. Bên cạnh các bài cồng chiêng theo nghi thức truyền thống, nhà trường mong muốn học sinh có thể áp dụng các điệu thức phương Tây để đưa cồng chiêng trở thành một nhạc cụ phổ biến hơn, có thể sử dụng cho âm nhạc hiện đại cũng như làm phong phú đời sống tinh thần của học sinh dân tộc thiểu số. Về lâu dài, nhà trường sẽ tiếp tục vận động các nguồn xã hội hóa nhằm đầu tư, hoàn thiện bộ nhạc cụ truyền thống này để truyền dạy văn hóa cho học sinh được toàn diện và hiệu quả hơn.